Hiện nay, trên thị trường rất nhiều người nhận làm bằng lái xe nhanh chóng với giá giá tiền làm bằng thấp , không cần thi mà cũng có bằng công khai trên các trang mạng xã hội. . Để phân biệt bằng lái xe giả và bằng lái xe thật, sau đây tôi xin chỉ cách phân biệt bằng lái xe thật giả như nào?
Bằng lái xe là gì?
Bằng lái xe hay Giấy phép lái xe (GPLX) là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép cá nhân đó được phép vận hành, điều khiển và tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe container hoặc các loại xe khác trên đường.
Tùy thuộc vào nhu cầu vận hành và điều khiển từng loại xe mà lái xe sẽ phải hoàn tất các thủ tục, vượt qua kì thi cấp bằng để được cấp loại bằng lái xe với hạng bằng tương ứng như A1, A2, B1, B2, C, D, E, F, Fc…
Đặc điểm phân biệt bằng lái xe thật giả
Đặc điểm phân biệt bằng lái xe ô tô giả:
- Bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật.
- Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả không phản quang như giấy phép lái xe thật.
- Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách,….
Đặc điểm phân biệt bằng lái xe ô tô thật:
- Phân biệt bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm.
- Có nội dung như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D để phát sáng cực tím) và công nghệ IPI (để mã hóa). Bằng lái xe giả cũng được in hình người lái theo công nghệ số hóa. Và các hoa văn trên bằng lái xe máy giả giống hệt như thật.
- Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem, nếu là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì không thấy;
- Số thứ tư và số thứ năm của số GPLX trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Ví dụ: năm trúng tuyển 1998 thì số GPLX sẽ là 01098234556 hoặc năm trúng tuyển 2014 thì số GPLX sẽ là 01214358956. Nếu như số thứ tư và số thứ năm không trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển thì có thể là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Các cách phân biệt bằng lái xe ô tô thật giả
Dưới đây Sviet đưa ra một số cách phân biệt bằng lái xe thật giả để mọi người có thể tránh và phát hiện bằng giả.
Cách 1: Kiểm tra bằng lái xe qua hệ thống tin nhắn Internet
Soạn tin nhắn theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936 083 578. Lưu ý, cách này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có)
Cách 2: Kiểm tra bằng lái xe qua Internet
Bạn có thể vào trang web của Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội hoặc Tổng cục đường bộ (phụ thuộc vào bằng lái xe của bạn được cấp ở đâu, bạn đọc trên bằng là biết), sau đó đánh mã bằng của bạn và tra cứu. Nếu ra đúng thông tin của bạn thì là bằng thật, còn không thì bạn phải xem xét lại.
Truy cập vào trang: http://gplx.gov.vn/default.aspx
- Điền Số GPLX
- Điền số phôi (SERI). Lưu ý Phải viết Hoa phần chữ của số SERI. Ví dụ : AB995471 || Bằng cũ Số SERI chính là số GPLX
- Chọn loại GPLX
Nếu dữ liệu kết quả tra cứu trùng với thông tin trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX do cơ quan có thẩm quyền cấp, ngược lại nếu kết quả tra cứu không ra kết quả hoặc không trùng với dữ liệu trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp (GPLX giả).
Với phương pháp và các thao tác như trên, cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp cần tuyển chọn lái xe và mọi công dân có thể tự kiểm tra được ngay GPLX cần kiểm tra là GPLX thật hay GPLX giả, nếu là GPLX giả thì tự hủy rồi đến Trung tâm đào tạo lái xe đăng ký học và dự thi sát hạch để được cấp GPLX. Đồng thời tố cáo người làm giả GPLX cho mình với cơ quan chức năng.
Cách 3: Phân biệt bằng lái xe giả thủ công bằng mắt thường
Một, tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX, khi nhìn nghiêng sẽ thấy dòng chữ “đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem, đó là bằng thật do cơ quan có thẩm quyền cấp, trường hợp không thấy thì đó có thể là bằng giả.
Hai, số thứ 4 và số thứ năm trên GPLX thật sẽ trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Chẳng hạn, nếu bạn trúng tuyển vào năm 1998 thì số GPLX sẽ là 01098234556; trường hợp không trùng thì đó không phải là bằng lái do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lưu ý: cách kiểm tra này chỉ áp dụng cho GPLX PET; ngoài ra, đây chỉ là phương pháp kiểm tra bằng mắt thường nên không chắc chắn về tính chính xác tuyệt đối
Cách 4: sử dụng điện thoại để quét mã QR kiểm tra ,phân biệt bằng lái xe ô tô là thật hay giả
Việc sử dụng mã QR sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý và lực lượng tuần tra, kiểm soát trong việc phân biệt các bằng lái không hợp lệ và liên kết nhanh với cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe của Tổng cục Đường bộ.
Ông Lương Duyên Thống – vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ), cho biết thêm bằng lái xe được in sau ngày 1-6 mà không có mã hai chiều là bằng lái không hợp lệ.
Tuy nhiên, những bằng lái xe được cấp trước ngày 1-6-2020 vẫn có giá trị sử dụng và đổi sang bằng có mã QR khi hết thời hạn.
Sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?
Theo Điểm b, Khoản 7, Điều 21 Nghị định 46/2016 quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới phạt tiền từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ và bị tịch thu GPLX đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên
- Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa
- Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia.