Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, độ tuổi tối thiểu để học bằng lái xe hạng B1 là 18 tuổi.

Cụ thể, điều 60 của Luật Giao thông đường bộ quy định:

Người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg phải có bằng lái xe hạng B1.

Điều 13 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định:

Độ tuổi dự sát hạch lái xe hạng B1 là 18 tuổi trở lên.

Như vậy, những người dưới 18 tuổi dù có nhu cầu lái xe hạng B1 thì cũng không được phép học và thi bằng lái xe hạng B1. Họ chỉ có thể học và thi bằng lái xe hạng A1 trước, sau đó nâng hạng lên hạng B1 sau khi đủ 18 tuổi.

Việc quy định độ tuổi tối thiểu để học bằng lái xe hạng B1 là 18 tuổi nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tránh trường hợp những người chưa có đủ kinh nghiệm và kỹ năng điều khiển xe ô tô nhỏ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Để học bằng lái xe hạng B1, người học cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đủ sức khỏe để lái xe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Tuổi từ 18 tuổi trở lên.
  • Có giấy khám sức khỏe theo quy định.
  • Đăng ký học lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô được cấp phép.

Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ tham gia kỳ thi sát hạch gồm 2 phần: thi lý thuyết và thi thực hành. Nếu đạt điểm tối thiểu ở cả 2 phần thi thì sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng B1.

Chưa đủ tuổi lái xe B1 phạt bao nhiêu?

Nếu chưa đủ 18 tuổi theo quy định về độ tuổi khi học bằng lái xe ô tô B1 mà lái xe ô tô thì bạn đã vi phạm quy định về điều kiện người điều khiển xe cơ giới và bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt.

Đối với trường hợp điều khiển ô tô khi chưa đủ tuổi, Khoản 6 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

Lớn tuổi có thể học bằng lái xe B1 không

Ở độ tuổi ngoài 50 hay hơn nữa 60 hoặc 70 vẫn được lái xe ô tô nếu sức khỏe đi khám cho phép .

  • Bằng lái xe ô tô hạng B2 chỉ có thời hạn là 10 năm
  • Bằng lái xe ô tô hạng C có thời hạn tối đa là 5 năm
  • Bằng lái xe ô tô hạng B1 sẽ được tính theo độ tuổi của tài xế, các mốc cụ thể là: Nữ 45 tuổi, Năm 55 tuổi. Sau đó nếu hết hạn thì các anh chị đi khám sức khỏe và gia hạn bằng lái xe hạng B1 sẽ được cấp 10 năm 1 lần

Trên 60 tuổi có được lái xe ô tô bằng B1

Nhiều người 60 tuổi sức khỏe vẫn tốt và thắc mắc có thể học lái xe ô tô B1 không ,xin trả lời là có thể học .Điều kiện để 60 tuổi được học là đi khám sức khỏe đạt, bác sĩ nói được học lái B1 .Tuy nhiên thì khá là khó khăn khi các bác đi thi sát hạch đấy ,nhớ hết 600 câu hỏi này ,thi mô phỏng trên máy tính này ,toàn đòi hỏi độ tập trung học tập và trí nhớ minh mẫn .Nhiều trường hợp học rồi ,tôi nói luôn là các bác kêu như vạc khi học ,khi thì bảo không nhớ ,khi thì ngồi lái kêu đau lưng .Nếu may mắn thi đỗ bằng thì cứ 5 năm là phải khám sức khỏe B1 gia hạn bằng lái thì mới được tham gia giao thông tiếp .

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe ô tô B1 khi đi khám để được cấp bằng

Đối với mắt

Điều 3. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói ở điều 1, thị lực sau khi điều chỉnh bằng kính bắt buộc phải đảm bảo điều kiện dưới đây:

Hai mắt cộng lại 16/10.

Điều 4. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói ở điều I, nếu mắt bị một trong bảy trường hợp dưới đây thì không được lái:

1. Mắt đeo kính cận thị quá 7 dioptries

2. Mắt đeo kính viễn thị quá 7 dioptries

3. Mắt đeo kính loạn thị quá 4 dioptries

4. Thị trường bị thu hẹp (rétrécissement du champ visuel) quá 20 độ.

5. Các cân chuyển vận mắt bị tê liệt hoặc có tật hạn chế sự vận chuyển nhãn cầu.

6. Mắt bị quáng gà (hémeralogie) hoặc bị loạn sắc (daltonisme).

7.Có các bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đang tiến triển.

Những người mà bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đã được ổn định và các điều kiện về thị lực, thị trường đầy đủ có thể được tạm thời lái xe do bác sĩ chuyên khoa xét và quyết định thời gian tạm thời đó.

Đối với tay

Điều 5. Những người lái các loại mô-tô và side-car, tay phải cũng như tay trái phải có ít nhất 4 ngón (ngón thiếu chỉ có thể là ngón út).

Điều 6. Những người lái các loại xe đã quy định ở điểm b, điều 1, thuộc chương I:

Tay phải: phải có 4 ngón (trong đó bắc buộc phải có ngón cái).

Tay trái: phải có 3 ngón (trong đó bắt buộc phải có ngón cái).

Điều 7. Những người học lái xe ô tô đã quy định ở điểm bảo vệ đê điều, điều 1, thuộc chương I:

Tay phải: phải có 4 ngón (ngón thiếu chỉ có thể là ngón út).

Tay trái: phải có 4 ngón (trong đó bắt buộc phải có ngón cái).

Điểm chất lượng post