Cục đường bộ ,bộ công an siết chặt đào tạo cấp bằng lái xe và cho rằng trong nhiều vụ tai nạn giao thông cả nước, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn trách nhiệm của các cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe chưa sát xao trong lĩnh vực dạy lái. Các học viên cầm bằng trong tay còn mơ hồ chưa biết xử lý các tình huống thực tế cũng như thao tác lái xe

Vấn đề bất cập sau 10 năm thực hiện luật giao thông trong đào tạo bằng lái xe

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Công an nhận thấy có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình hiện hiện nay cần phải siết chặt học và đào tạo cấp bằng lái xe 

Theo Bộ Công an, các quy định về sát hạch cấp giấy phép lái xe; quản lý cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe không được quy định trong Luật mà quy định trong thông tư của bộ quản lý chuyên ngành, thực tiễn triển khai thực hiện việc cấp, quản lý giấy phép lái xe còn sơ hở, bất cập, qua các công tác nghiệp vụ, lực lượng Công an đã phát hiện nhiều trường hợp lái xe sử dụng chất ma túy, lái xe không biết chữ, có trường hợp mắc bệnh tâm thần vẫn được cấp giấy phép lái xe, có trường hợp đang trong thời gian chấp hành án vẫn được đổi giấy phép lái xe…

Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người tham gia giao thông. Theo thống kê, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chiếm trên 90% số vụ. Trong nhiều vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn trách nhiệm của các cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Vì vậy, dự thảo Luật đã dành nhiều quy định về siết chặt đào tạo cấp bằng lái xe cùng với tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên tuyến giao thông đường bộ; kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy định trách nhiệm pháp lý của người tham gia giao thông, của chủ phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác gây cản trở, mất an toàn giao thông đường bộ….

Bài viết tham khảo trên báo uy tín VN : baophapluat.vn

Quy định mới về dự thảo trong luật siết chặt học và cấp bằng lái xe

Dự thảo cũng quy định về siết chặt học và đào tạo cấp bằng lái xe và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành, địa phương một cách rõ ràng, trong đó xác định Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định này nhằm khắc phục tồn tại của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa phù hợp, dẫn đến không xác định được trách nhiệm của bộ, ngành, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đặc biệt, Dự thảo Luật mới quy định rõ điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép lái xe; điểm của giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông…Đáng chú ý, dự thảo bổ sung quy định về sát hạch lái xe. Cụ thể, người được xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải đăng ký với cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để tham dự kỳ sát hạch.

Dự thảo đồng thời cũng quy định Trung tâm sát hạch lái xe phải siết chặt đào tạo và cung cấp có đủ điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế vận hành và đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe.

Với những quy định mới, việc xây dựng dự thảo Luật nói trên hy vọng sẽ giải quyết được những vấn đề giao thông bức xúc từ thực tiễn, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này.

Quy định mới siết chặt việc học được áp dụng khi học và đào tạo bằng lái xe

 Quy định học phần mềm mô phỏng lái xe từ ngày 1-1-2020 các TTĐT phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo sát hạch lái xe, lắp đặt thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường nhằm giám sát số ki-lô-mét học lái xe trên đường của học viên.

Quy định theo dõi thời gian học lái xe Từ ngày 1-5-2020, các TTĐT ô-tô trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ nhận dạng để theo dõi thời gian học môn pháp luật giao thông đường bộ của học viên trên lớp.

Quy định thêm mã quét vào bằng lái Từ 1-6-2020, GPLX cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của TTĐT.

Quy định tổng số giờ học thực hành trên ca-bin lái xe trên một xe tập lái và trên ca-bin học lái xe ô-tô là 340 giờ (đối với xe số tự động), 420 giờ (đối với xe số cơ khí) và B2 và 752 giờ (đối với hạng C). Trong đó tổng số giờ học thực hành lái xe trên xe tập lái không dưới 15 giờ đối với người học hạng B1 và B2, không dưới 24 giờ đối với hạng C… tổng số giờ một khóa đào tạo đối với hạng B1 là 476 giờ (đối với xe số tự động), 556 giờ (đối với xe số cơ khí) và 588 giờ đối với B2 và 920 giờ đối với hạng C. Bên cạnh đó số câu hỏi ôn thi lý thuyết cũng tăng từ 450 câu lên 600 câu…

Tất cả cả quy định trên được cục đường bộ siết chặt áp dụng từ năm 2020 và hoàn thành thực hiện trong năm 2021

Đầu tư thiết bị học bằng lái xe cần nhiều tiền dẫn đến chi phí học tăng cho học viên

Việc siết chặt học và đào tạo cấp bằng lái xe Nếu theo thông tư này, trung bình một TTĐT với lưu lượng 1.000 học viên phải cần ít nhất khoảng 10 ca-bin điện tử, mỗi ca-bin có giá từ 350 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Mỗi xe tập lái phải gắn thêm ca-mê-ra theo dõi, bình quân khoảng 10 triệu đồng/ca-mê-ra.

Vụ trưởng Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Lương Duyên Thống cho biết: “Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực hành đào tạo lái xe trên sa hình.

Theo đó, các tình huống thường dẫn đến tai nạn giao thông trong thực tế sẽ được đưa vào phần mềm để đào tạo và giảng dạy, giúp người học có thêm kinh nghiệm cũng như có những giải pháp xử lý thích hợp.

Để thực hiện nội dung này, hiện Tổng cục đang xúc tiến xây dựng một TTĐT với kinh phí hơn 17 tỷ đồng. Sau khi đưa vào hoạt động, tất cả dữ liệu liên quan đến đào tạo và sát hạch lái xe trên toàn quốc sẽ được truyền tải về đây để quản lý.

Dừng tuyển sinh những tỉnh thành không đủ khả năng đào tạo dạy lái xe

Việc làm nghiêm công tác đào tạo lái xe siết chặt học và đào tạo cấp bằng lái xe thì Yên Bái ,Tuyên Quang dừng tuyển học viên đào tạo lái xe trong năm 2021

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới Yên Bái ,Tuyên Quang đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo, sát hạch lái xe ô tô các hạng B1, B2 và C với khoảng 1.500 lượt học viên được đào tạo mỗi năm.

Những năm qua, trung tâm cơ sở hạ tầng, sân bãi, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn thiếu thốn sát hạch cấp giấy phép lái xe đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật.

 

 

Điểm chất lượng post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *