Theo công ước Vienna có giá trị sử dụng ở 85 quốc gia, công dân Việt Nam được cấp giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.

Theo Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 20/8/2015, giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna.

Bằng lái xe quốc tế Vienna là gì?

Bằng lái xe quốc tế Vienna do Việt Nam cấp có giá trị sử dụng trên 85 quốc gia tham gia công ước Vienna, thủ tục đơn giản, lấy liên sau 5 ngày, thời hạn sử dụng 3 năm

Bằng lái xe quốc tế Vienna do Việt Nam cấp có hình dạng giống như cuốn số hộ chiếu, có kích thước A6 (148 x 105cm), ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, các trang đầu thường được ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung các trang còn lại là phần kê khai về thông tin người lái và phân hạng xe bằng các thứ tiếng Nga,  Pháp, Tây Ban Nha.

Bằng lái xe Vienna chính thức có hiệu lực từ khi nào?

Theo công ước Vienna có giá trị sử dụng ở 85 quốc gia, công dân Việt Nam được cấp giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.

Ông Nguyễn Thắng Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam – TCĐB) – cho biết như trên khi trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-11. Theo ông Quân, trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ Việt Nam về việc gia nhập Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là công ước Vienna), ngày 20-8- 2014, Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam chính thức tham gia Công ước Vienna.

Về lộ trình cấp GPLX quốc tế, ông Quân cho biết hiện nay TCĐB đang xây dựng thông tư quy định việc ban hành mẫu GPLX quốc tế cùng quy định quản lý, cấp phát… Đồng thời  đề nghị cơ quan công an xây dựng phôi mẫu GPLX quốc tế có bảo mật và đảm bảo thống nhất với mẫu chung của công ước.

Về mức phí cấp GPLX quốc tế, sẽ được xây dựng để Bộ GTVT trình Bộ Tài chính ban hành với mục tiêu bằng mức phí cấp GPLX với vật liệu PET như hiện nay (135.000 đồng).

Ông Quân cho biết thêm GPLX quốc tế sẽ được cấp theo mẫu thống nhất của công ước Vienna là theo dạng quyển có nhiều trang (giống hộ chiếu) và in  4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó.

Trong GPLX này sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 đến 3 năm.

“Khi người Việt Nam sử dụng GPLX quốc tế ở những nước tham gia công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó. Người sử dụng GPLX quốc tế khi lái xe nếu được cơ quan kiểm soát giao thông yêu cầu xuất trình GPLX thì xuất trình theo yêu cầu để họ kiểm tra. Còn những người ở các nước tham gia công ước Vienna có GPLX quốc tế do quốc gia của mình cấp khi đến Việt Nam sẽ được Việt Nam công nhận GPLX đó. Bộ GTVT đã xây dựng thông tư về việc công nhận này và có hiệu lực từ 1-12-2014”- ông Quân nói.

Quyền và nghĩa vụ khi được cấp bằng lái xe quốc tế Vienna do Việt Nam cấp

So với các loại giấy phép lái xe ô tô quốc tế khác, bằng lái xe quốc tế Vienna có nhiều hạn chế mà người sở hữu phải nắm rõ và thực hiện, chẳng hạn:

Khi tham gia giao thông tại các nước tham gia công ước Vienna , bắt buộc bạn phải tuân thủ theo pháp luật của nước sở tại, đồng thời cũng phải mang theo giấy phép lái xe trên người cùng giấy phép lái xe quốc gia trên lãnh thổ nước đó. Giấy phép lái xe cũng có thể tự tước quyền sử dụng bất cứ lúc nào khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.

Công dân Việt Nam được cấp bằng lái xe quốc tế Vienna sẽ được lái xe ở 85 quốc gia mà không phải học và thi lấy GPLX của nước sở tại , và không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam do đã có bằng lái quốc gia.

Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế Vienna

Bất kì công dân Việt Nam nào có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu
  • Giấy phép lái xe, hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu
  • 2 ảnh 3 x 4 nền màu trắng đến các điểm cấp đổi làm thủ tục, nộp lệ phí.

Khi chuẩn bị đầy đủ những thủ tục trên theo đúng quy định, sau 5 ngày, bạn sẽ được thông báo đến nhận giấy phép lái xe quốc tế và sử dụng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp đổi theo quy định của Công ước Vienna.

Trong trường hợp nếu bạn không thể trực tiếp đến lấy có thể ủy quyền cho người khác hoặc đăng ký và nộp phí để được nhận ngay tại nhà.

Danh Sách 85 Quốc Gia Công Nhận GPLX Quốc Tế Theo Công Ước Vienna

Danh sách các quốc gia công nhận gplx quốc tế theo công ước Vienna Theo công ước Vienna có giá trị sử dụng ở 85 quốc gia, công dân Việt Nam được cấp giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.

Nhìn chung các quốc gia đi được không nhiều người Việt đang sinh sống, chỉ có 1 vài nước như Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan có đông người Việt học tập, sinh sống, còn lại thì khá ít.

Participant/Nước tham gia     Signature/Ngày ký     Accession(a), Succession(d), Ratification/Phê chuẩn, gia nhập (a), thừa kế

1. Albania 29 Jun 2000 a
2. Armenia 8 Feb 2005 a
3. Austria 8 Nov 1968 11 Aug 1981
4. Azerbaijan 3 Jul 2002 a
5. Bahamas 14 May 1991 a
6. Bahrain 4 May 1973 a
7. Belarus 8 Nov 1968 18 Jun 1974
8. Belgium 8 Nov 1968 16 Nov 1988
9. Bosnia and Herzegovina 1 Sep 1993 d
10. Brazil 8 Nov 1968 29 Oct 1980
11. Bulgaria 8 Nov 1968 28 Dec 1978
12. Central African Republic 3 Feb 1988 a
13. Chile 8 Nov 1968
14. Costa Rica 8 Nov 1968
15. Côte d’Ivoire 24 Jul 1985 a
16. Croatia 23 Nov 1992 d
17. Cuba 30 Sep 1977 a
18. Czech Republic 2 Jun 1993 d
19. Democratic Republic of the Congo 25 Jul 1977 a
20. Denmark 8 Nov 1968 3 Nov 1986
21. Ecuador 8 Nov 1968
22. Estonia 24 Aug 1992 a
23. Finland 16 Dec 1969 1 Apr 1985
24. France 8 Nov 1968 9 Dec 1971
25. Georgia 23 Jul 1993 a
26. Germany 8 Nov 1968 3 Aug 1978
27. Ghana 22 Aug 1969
28. Greece 18 Dec 1986 a
29. Guyana 31 Jan 1973 a
30. Holy See 8 Nov 1968
31. Hungary 8 Nov 1968 16 Mar 1976
32. Indonesia 8 Nov 1968
33. Iran (Islamic Republic of) 8 Nov 1968 21 May 1976
34. Israel 8 Nov 1968 11 May 1971
35. Italy 8 Nov 1968 2 Oct 1996
36. Kazakhstan 4 Apr 1994 a
37. Kenya 9 Sep 2009 a
38. Kuwait 14 Mar 1980 a
39. Kyrgyzstan 30 Aug 2006 a
40. Latvia 19 Oct 1992 a
41. Liberia 16 Sep 2005 a
42. Lithuania 20 Nov 1991 a
43. Luxembourg 8 Nov 1968 25 Nov 1975
44. Mexico 8 Nov 1968
45. Monaco 6 Jun 1978 a
46. Mongolia 19 Dec 1997 a
47. Montenegro 23 Oct 2006 d
48. Morocco 29 Dec 1982 a
49. Netherlands 8 Nov 2007 a
50. Niger 11 Jul 1975 a
51. Norway 23 Dec 1969 1 Apr 1985
52. Pakistan 19 Mar 1986 a
53. Peru 6 Oct 2006 a
54. Philippines 8 Nov 1968 27 Dec 1973
55. Poland 8 Nov 1968 23 Aug 1984
56. Portugal 8 Nov 1968 30 Sep 2010
57. Qatar 6 Mar 2013 a
58. Republic of Korea 29 Dec 1969
59. Republic of Moldova 26 May 1993 a
60. Romania 8 Nov 1968 9 Dec 1980
61. Russian Federation 8 Nov 1968 7 Jun 1974
62. San Marino 8 Nov 1968 20 Jul 1970
63. Senegal 16 Aug 1972 a
64. Serbia 12 Mar 2001 d
65. Seychelles 11 Apr 1977 a
66. Slovakia 1 Feb 1993 d
67. Slovenia 6 Jul 1992 d
68. South Africa 1 Nov 1977 a
69. Spain 8 Nov 1968
70. Sweden 8 Nov 1968 25 Jul 1985
71. Switzerland 8 Nov 1968 11 Dec 1991
72. Tajikistan 9 Mar 1994 a
73. Thailand 8 Nov 1968
74. The former Yugoslav Republic of Macedonia 18 Aug 1993 d
75. Tunisia 5 Jan 2004 a
76. Turkey 22 Jan 2013 a
77. Turkmenistan 14 Jun 1993 a
78. Ukraine 8 Nov 1968 12 Jul 1974
79. United Arab Emirates 10 Jan 2007 a
80. United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland 8 Nov 1968
81. Uruguay 8 Apr 1981 a
82. Uzbekistan 17 Jan 1995 a
83. Venezuela (Bolivarian Republic of) 8 Nov 1968
84. Viet Nam 20 Aug 2014 a
85. Zimbabwe 31 Jul 1981 a

Điểm chất lượng post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *